VACXIN THƯƠNG HÀN
I.
Giới
thiệu bệnh thương hàn
1.
Giới
thiệu bệnh
Thương hàn là bệnh nhiễm trùng đường
tiêu hóa cấp tính do vi khuẩn Salmonella Typhi (S. Typhi) gây nên. Tính độc của
nó liên quan đến kháng nguyên vỏ Vi PS – một yếu tố quan trọng trong suốt quá
trình nhiễm bệnh Thương hàn.
Triệu chứng: Bệnh
thương hàn đặc trưng bởi sốt liên tục, sốt cao lên đến 40°C, vã nhiều mồ hôi,
viêm dạ dày ruột và tiêu chảy không có màu. Ít gặp hơn là bang dát, chấm màu
hoa hồng có thể xuất hiện.
2.
Thực
trạng
Ở Việt Nam, bệnh Thương hàn thường gặp ở
các tỉnh phía Nam đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng,
Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và ở một số tỉnh ở miền núi phía Bắc như Sơn
La, Lai Châu, Điện Biên. Việt Nam thuộc khu vực có tỷ lệ mắc bệnh Thương hàn >100/100.000
dân. Từ những năm 90, bệnh dịch có chiều hướng gia tăng thành ổ dịch lan rộng
toàn quốc, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam tỷ lệ mắc bệnh Thương hàn năm 1990 là
4.859 trường hợp và đến năm 1995 là 30.901 trường hợp (tăng 6 lần), với lứa tuổi
mắc bệnh Thương hàn chủ yếu từ 5 đến 9 tuổi.
II.
Tác
nhân gây bệnh
1. Vi khuẩn Thương hàn
Vi khuẩn Thương
hàn thuộc họ đường ruột Enterobacteriaceae, Salmonella enterica subspecies
Enterica serotype Typhi. Ngày nay, vi khuẩn Thương hàn có tên khoa học là Salmonella
enterica serovar Typhi (S. Typhi).
Vi
khuẩn Thương hàn S. Typhi là trực khuẩn Gram âm, bắt màu 2 đầu đậm, có kích
thước trung bình 2-3µm x 0,5-1µm, di động nhờ có tiên mao bao quanh thân.
Tính chất nuôi cấy:
Vi
khuẩn Thương hàn S. Typhi là vi khuẩn hiếu khí tùy ý, mọc dễ dàng trên các
môi trường thông thường, có pH thích hợp là 7,6, phát triển được ở pH từ 6 đến
9. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 370C, có thể phát triển được ở nhiệt độ 60C-420C.
9. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 370C, có thể phát triển được ở nhiệt độ 60C-420C.
Trong
môi trường lỏng, sau 5 – 6 giờ nuôi cấy vi khuẩn làm đục nhẹ môi trường, sau 18
giờ làm đục đều môi trường.
2. Đặc tính sinh hóa:
Vi
khuẩn Thương hàn S. Typhi lên men đường glucose nhưng không sinh hơi,
lên men đường mantose, manitol, sorbitol…Không lên men đường lactose, salicin, saccharose,
arabinose, sucrose… Không sinh indol từ tryphtophan, urease âm tính, oxydase âm
tính, sinh H2S không nhiều, không sử dụng citrate.
Kháng nguyên:
Vi
khuẩn Thương hàn S. Typhi có 3 loại kháng nguyên là kháng nguyên O
(kháng nguyên thân), kháng nguyên H (kháng nguyên lông) và kháng nguyên Vi
(kháng nguyên bề mặt) .
Hình
2. Các kháng nguyên của vi khuẩn Thương hàn S. Typhi
·
Kháng nguyên O (ohne)
Kháng
nguyên O là kháng nguyên thân có bản chất lipopolysaccharide và mang tính chất
đặc hiệu nhóm. Kháng nguyên O là nội
độc tố của S. Typhi và chỉ có ở những chủng có khuẩn lạc dạng S, chủng
có khuẩn lạc dạng R thiếu kháng nguyên này nên tính độc kém hơn.
Kháng
nguyên H [Hauch]
Kháng
nguyên H là kháng nguyên lông (flagella), bản chất là protein.
Kháng
nguyên Vi (Virulence):
Kháng
nguyên Vi là kháng nguyên vỏ bản chất là polysaccharide (PS), ở ngoài cùng tế
bào, bao xung quanh kháng nguyên O.
Thuyết minh quy trình
I.
Nhân
giống
1.
Chủng
đông khô
Mở ống chủng đông khô S. Typhi Ty2, dùng
pipette Pasteur, hút 0,5ml canh thang TSB cho vào ống chủng đông khô. Hòa tan đều
và hút huyền dịch cho vào canh thang
TSB, lắc đều. Dùng pipette Pasteur nhúng nhẹ vào huyền dịch vi khuẩn, cấy rời
vào 2 đĩa thạch TSB – kháng huyết
thanh Vi. Ủ ở 37ºC trong 24 giờ. Để 2 đĩa giống vào tủ lạnh 4ºC trong 24 giờ.
Cấy dày: Lấy 2 đĩa giống vi khuẩn từ tủ lạnh
ra và để ở nhiệt độ phòng khoảng 30 phút. Chọn những khuẩn lạc điển hình, có
halo, nhuộm Gram, soi kính hiển vi để kiểm
tra thuần khiết. Từ những khuẩn lạc đã chọn, cấy dày lên 2 đĩa thạch TSB –
kháng huyết thanh Vi, ủ ở 37oC trong 20 giờ.
2.
Nhân
giống cấp 1
Lấy mẫu giống từ 2 đĩa giống vi khuẩn
làm tiêu bản, nhuộm Gram, soi kính hiển vi để kiểm tra thuần khiết. Gặt vi khuẩn
từ đĩa giống vào ống canh thang TSB (5ml),
đo đậm độ vi khuẩn và giống cấp 1 được cấy vào 3 chai tam giác 3 lít (mỗi
chai chứa 500 ml canh thang TSB) để có đậm độ lúc 0 giờ (To) = 0,02. Lắc chai
giống 150 vòng/phút ở nhiệt độ 32oC hoặc 37oC trong 14 – 15 giờ.
3.
Nhân
giống cấp 2
Lấy chai giống vi khuẩn ra khỏi tủ ấm, lấy mẫu giống để kiểm tra thuần khiết. Đo
đậm độ giống vi khuẩn. Giống cấp 2 được cấy vào 7 chai tam giác 3 lít (mỗi chai
chứa 1000 ml canh thang TSB) để có OD lúc 0 giờ (To) = 0,6. Lắc chai giống 200
vòng/phút ở 37oC trong 4 - 5 giờ.
II.
NUÔI
CẤY VÀ THU KHÁNG NGUYÊN Vi PS THÔ
1.
Lên
men
Thành phần môi trường
stt
|
Thành
phần
|
Đơn
vị
|
Công
thức gốc
(Thể
tích : 1 lít)
|
Công
thức pha
(Thể
tích: 160 lít)
|
1
|
Tryptic
Soy Broth
|
kg
|
0,030
|
5,40
|
2
|
Glucose
|
kg
|
0,010
|
1,60
|
3
|
MgSO4.7H2O
|
kg
|
0,002
|
0,32
|
4
|
Nước
cất vừa đủ
|
lít
|
1
|
160
|
pH = 7,3 ± 0,2
|
Thiết kế hệ thống lên men
300 lít ,sử dụng nguồn nguyên liệu trong thành phần môi trường gồm : Tryptic
Soy Broth 5,4 kg, Glucose 1,6 kg, MgSO4.7H2O 0,32 kg, Nước cất vừa đủ 160 lít.
Tiến hành pha môi trường nuôi cấy gồm các bước:
-
Pha canh thang TSB: Hòa tan 5,4
kg TSB trong 140 lít nước cất, đo pH môi trường. Lọc sơ bộ canh thang qua
Minicartridge (cột lọc có kích thước lỗ
lọc là 20 µm) vào thùng chứa của TFF với tốc độ lọc 5 lít/phút, thêm 20
lít nước cất để tráng lọc, thể tích sau lọc 160 lít.
-
Lọc canh thang TSB: Canh thang TSB được lọc qua hệ thống lọc TFF với
màng lọc 10.000 Dalton đã được xử lý sạch để loại bỏ tạp chất và những phần tử
có kích thước lớn hơn 10.000 Dalton với
tốc độ lọc 2,46 lít/phút. Áp lực
thẩm thấu được điều chỉnh 0,4 bar trên cơ sở cân bằng của áp lực đầu vào 1,1
bar, áp lực hồi 0 bar và áp lực đầu ra 0,3 bar. Thể tích môi trường hao hụt do
quá trình lọc được xác định là 11% và thể tích canh thang TSB sau lọc là 140
lít.
-
Pha dung dịch glucose (160 g/lít):
Hòa tan 1,6 kg D - Glucose trong 5 lít nước cất, lọc qua giấy lọc vào
chai 10 lít, thêm nước cất vừa đủ 10 lít.
-
Pha dung dịch MgSO4.7H2O (32 g/lít): Hòa tan 320 gam MgSO4.7H2O trong 2 lít
nước cất, lọc qua giấy lọc vào chai 10 lít, thêm nước cất vừa đủ 10 lít.
Tổng thể
tích môi trường là 160 lít, lọc vô trùng qua hệ thống lọc Cartridge với
kích thước lỗ lọc 0,2 µm và được đưa vào nồi lên men 300 lít.
Lấy mẫu môi trường để kiểm tra pH và kiểm
tra hóa học.
Các thông số trong quá trinh
lên men
-
Tỷ lệ giống: 4%
-5%
-
Thể tích
môi trường:
160 lít
-
Sục khí
:
tốc độ sục khí 0,55 – 0,90 (l/l/p)
-
Tốc độ khuấy: 300 – 500 vòng/phút
-
Áp suất bề
mặt :
0,15 – 0,20 (bar
-
Oxy hòa
tan :
oxy hòa tan 20%
-
Nhiệt độ
nuôi cấy:
37ºC
-
Bất hoạt
vi khuẩn :
0,5% (v/v) formalin 37%, 9-10h
-
Thời gian
nuôi cấy:
6h
-
PH
nuôi:
6,9 – 7,0
-
PH gặt
:
7.6
Trong suốt quá trình lên men
xẩy ra hai pha, pha lag và pha log. Tiến hành kiểm tra mức độ mức độ thuần khiết
trong suốt qua trình nuôi cây ( hút một lượng vừa đủ ở các thời điểm trong nồi
lên men tiến hành thực hiện các test để kiểm tra). Luôn duy trì lượng PH ổn định
ở mức 6,9 -7,0. Để kiểm tra nồng độ tế bào vi khuân trong nồi lên men tiến hành
đo OD, ở bức sóng 560 nm mức OD lúc thu
hoạch là 18,98 ± 1,00 và 18,62 ± 1,53.Thường thu hoạch cuối pha log, khi pH đạt
7,62± 0,01 vì lúc đó hàm lượng Vi PS là cao
nhất.
1.
Bất
hoạt
Sau thời gian lên men tiến
hành bất hoạt vi khuẩn để thu Vi, bất hoạt bằng formalin, với tỷ lệ 0,9-1%
formalin 37%,trong thời gian 9-10 giờ ,ở
nhiệt độ phòng . Tiến hành kiểm tra sự sống sót của vi khuẩn sau bất hoạt bằng
cách: Lấy 0,1 ml canh khuẩn sau khi đã hết
thời gian bất hoạt, cấy dàn đều trên 2 đĩa môi trường thạch TSB, ủ ở 37ºC theo dõi
trong thời gian 72 giờ. Kết quả nuôi cấy trên đĩa pettri nếu không có khuẩn lạc
mọc lên mới đem đi tinh chế Vi.
2.
Tách lọc và cô đặc
Tách lọc: Dùng hệ thống lọc tiếp tuyến (TFF) với màng lọc 0,45 nm để
tách xác tế bào ra khỏi canh khuẩn và thu nứớc nổi có kháng nguyên Vi PS thô.
Dòng canh khuẩn chảy qua các rãnh nhỏ của màng lọc nhờ lực tiếp tuyến tác dụng
dọc theo bề mặt màng lọc. Áp suất lọc tác dụng lên bề mặt của màng và giảm dần
theo chiều dài của màng lọc. Nước nổi chứa kháng nguyên Vi PS thô có kích thước
nhỏ hơn lỗ màng lọc thì qua màng ra thùng chứa. Xác tế bào vi khuẩn Thương hàn
có kích thước lớn hơn kích thuớc lỗ màng lọc nên sẽ trượt trên màng lọc và đi
vào thùng chứa ban đầu rồi tiếp tục được bơm hồi lưu trở lại màng lọc. Sự quay
vòng được ngưng lại khi dịch có xác tế bào vi khuẩn Thương hàn đặc dần và đựợc
loại bỏ.
Cô đặc: Tiến
hành cô đặc nước nổi chứa kháng nguyên Vi PS thô. Dùng hệ thống lọc tiếp tuyến
(TFF) với màng lọc 10 kDa cô đặc nước nổi có kháng nguyên Vi PS thô. Dòng chất
lỏng chứa kháng nguyên Vi PS thô chảy qua các rãnh nhỏ của màng lọc nhờ lực tiếp
tuyến tác dụng dọc theo bề mặt màng lọc. Áp suất lọc tác dụng lên bề mặt của
màng và giảm dần theo chiều dài của màng lọc. Nước nổi chứa kháng nguyên Vi PS thô và các phần tử có kích
thước nhỏ hơn lỗ màng lọc (10 kDa) qua màng ra ngoài. Chất lỏng chứa kháng
nguyên Vi PS thô và những phần tử có kích thước lớn hơn lỗ màng lọc (10 kDa) sẽ
trượt trên màng lọc và đi vào thùng chứa ban đầu rồi tiếp tục được bơm hồi lưu
trở lại màng lọc. Sự quay vòng được ngưng lại khi chất lỏng có kháng nguyên Vi
PS thô và những phần tử đựợc cô đặc đến khi thể tích còn 1/4 so với thể tích ban
đầu. Thu dịch có kháng nguyên Vi PS thô có kích thước lớn hơn 10kDa.
1.
Tủa Cetavlon, thu kháng nguyên thô
Nước nổi có kháng nguyên Vi PS thô đựợc tủa với Cetavlon
0,4% ở 4ºC qua đêm theo tỷ lệ 1:1, theo cơ chế: Kháng nguyên Vi PS
mang điện tích âm tại C6 (COO-) tủa với
Cetavlon mang điện tích dương qua liên kết ion.
-
Cô
đặc nước nổi chứa kháng nguyên Vi PS thô
Dùng hệ thống lọc tiếp tuyến (TFF) với
màng lọc 10 kDa (Hình 2.3) cô đặc nước nổi có kháng nguyên Vi PS thô. Dòng chất
lỏng chứa kháng nguyên Vi PS thô chảy qua các rãnh nhỏ của màng lọc nhờ lực tiếp
tuyến tác dụng dọc theo bề mặt màng lọc. Áp suất lọc tác dụng lên bề mặt của
màng và giảm dần theo chiều dài của màng lọc. Nước nổi chứa kháng nguyên Vi PS
thô và các phần tử có kích thước nhỏ hơn lỗ màng lọc (10 kDa) qua màng ra
ngoài. Chất lỏng chứa kháng nguyên Vi PS thô và những phần tử có kích thước lớn
hơn lỗ màng lọc (10 kDa) sẽ trượt trên
màng lọc và đi vào thùng chứa ban đầu rồi tiếp tục được bơm hồi lưu trở lại màng lọc. Sự quay vòng được ngưng lại khi chất lỏng có
kháng nguyên Vi PS thô và những phần tử
được cô đặc đến khi thể tích còn
1/4 so với thể tích ban đầu. Thu dịch có
kháng nguyên Vi PS thô có kích thước lớn hơn 10 kDa.
-
Tủa
kháng nguyên Vi PS thô
+ Tủa kháng nguyên Vi PS thô bằng
Cetavlon 0,4% ở 4ºC qua đêm theo tỷ lệ 1:1 để có nồng độ cuối cùng là 0,2%.
+ Tủa được ly tâm 4.000 g ở 10ºC trong 2
giờ, thu kháng nguyên Vi PS thô.
I.
Tinh chế
1.
Tách Vi PS khỏi Cetavlon
Nguyên tắc: Dùng NaCl để tách Cetavlon khỏi tủa kháng nguyên
Vi PS –Cetavlon vì Na+ có ái lực ion mạnh hơn Cetavlon và khi dùng nồng độ cao
Na+ sẽ đẩy Cetavlon ra và liên kết với kháng nguyên Vi PS bởi lực tương tác ion
tạo tủa kháng nguyên Vi PS – COONa.
Tiến hành : Rửa mẫu kháng
nguyên Vi PS thô bằng nước cất và NaCl 0,1 M. Ly tâm 4.000g ở 10ºC trong 1
giờ để thu cặn (kháng nguyên Vi PS thô – Cetavlon) và bỏ nước nổi. Hoàn nguyên tủa kháng nguyên Vi PS thô –
Cetavlon trong dung dịch NaCl 1 M, khuấy ở 4ºC qua đêm.
Ly tâm 19.000 g ở 10ºC trong 2 giờ để thu cặn (kháng nguyên Vi PS thô – Na) và bỏ
nước nổi.
1.
Tủa mẫu Vi PS bằng ethanol 99,99% đến
nồng độ 25%
Nguyên tắc: Ethanol có tính
háo nước đã lấy nước của các phân tử lớn, các liên kết này yếu làm mất khả năng
hòa tan của các phân tử lớn, làm cho chúng bị kéo xuống trong quá trình ly tâm
(kháng nguyên Vi PS có kích thước phân tử nhỏ hơn).
Tiến hành: Tủa mẫu kháng
nguyên Vi PS với ethanol 99,99% đến nồng độ 25%, ly tâm 15.000 g ở 4ºC trong 1
giờ.
Phương pháp nhằm loại bớt những kháng nguyên không đặc hiệu
là những phân tử lớn như ADN, ARN, protein có trong kháng nguyên Vi PS thô.
2.
Tủa mẫu Vi PS bằng ethanol 99,99% đến nồng độ 75%
Nguyên tắc: Ở nồng độ
ethanol cao, các phân tử nhỏ như kháng nguyên Vi PS bị lấy nước và bị tủa, ly
tâm sẽ thu được kháng nguyên Vi PS.
Tiến hành: Tủa mẫu kháng
nguyên Vi PS với ethanol 99,99% đến nồng độ 75%, ly tâm 10.000 g ở 4ºC trong
1giờ. Phương pháp nhằm thu kháng nguyên Vi PS
3.
Dùng men RNase, DNase và Protease cắt các phân tử ARN, ADN
và protein
Nguyên tắc: Dùng men RNase,
DNase và Protease cắt các phân tử ARN, ADN và protein. Thẩm tích mẫu bằng túi
celophan trong nước cất để loại các ion ra khỏi tủa và những sản phẩm bị cắt
cùng bị thẩm tích ra ngoài, kháng nguyên Vi PS được giữ lại.
Tiến hành: Hoàn nguyên mẫu
kháng nguyên Vi PS trong 1 thể tích đệm Tris nhất định tùy theo hàm lượng kháng
nguyên Vi PS và cho vào túi thẩm tích (túi celophan 12.000 – 14.000 Dalton).
Tính hàm lượng men cho vào theo tỷ lệ men : hàm lựợng axit nucleic = 1:5 đến
1:3.
Cho men RNase vào túi mẫu thẩm
tích và thẩm tích trong dung dịch đệm Tris 50 mM ở 37oC qua đêm (pH = 7,4 –
7,5). Cho men DNase vào túi thẩm tích, thẩm tích trong dung dịch đệm Tris 50 mM
có thêm MgSO4.7H2O 0,05 M (pH = 7,4 – 7,5) ở 37oC trong 10 giờ (men DNase có hoạt
tính trong dung dịch đệm Tris có MgSO4.7H2O). Cho men protease vào túi thẩm
tích, thẩm tích trong dung dịch đệm Tris 50 mM ở 37oC qua đêm (protein trong mẫu
và DNase, RNase là protein).
Thẩm tích túi chứa mẫu trong
nước cất ở 4oC trong 48 giờ để loại các ion ra khỏi tủa và những sản phẩm bị cắt
bị thẩm tích ra ngoài, còn kháng nguyên Vi PS được giữ lại. Mẫu kháng nguyên Vi
PS được ly tâm 19.000 g ở 10oC trong 1 giờ để thu nước nổi có kháng nguyên Vi
PS. Phương
pháp nhằm loại bỏ phân tử ARN, ADN và protein có trong kháng nguyên Vi PS và
thu kháng nguyên Vi PS.
4.
Tủa mẫu kháng nguyên Vi PS bằng phenol
Nguyên tắc: Dùng phenol làm
biến tính protein và acid nucleic.
Tiến hành: Tủa mẫu kháng
nguyên Vi PS bằng phenol theo tỷ lệ 1:1 (thể tích mẫu kháng nguyên Vi PS: thể
tích phenol), khuấy 30 phút, ly tâm 4.000 g ở 10oC trong 1 giờ. Mẫu phân thành
3 lớp theo trọng lượng phân tử gồm lớp trên cùng là kháng nguyên Vi PS, lớp giữa
màu trắng đục là protein và acid nucleic biến tính, lớp dưới cùng là phenol.
Tách lấy lớp kháng nguyên Vi
PS, ly tâm 15.000 g ở 10oC trong 1 giờ để thu nước nổi và bỏ cặn. Lặp lại 3 – 4
lần giai đoạn tủa mẫu kháng nguyên Vi PS bằng phenol cho đến khi lớp giữa còn rất
mỏng. Thẩm tích mẫu kháng nguyên Vi PS bằng túi celophan trong nước cất ở 4oC
trong 48 giờ, để loại phenol ra ngoài.
Phương pháp nhằm loại
protein và acid nucleic còn lại trong mẫu kháng nguyên Vi PS bằng phenol.
5.
Tủa Ethanol 99,99% đến 75%
Phương pháp nhằm loại bỏ LPS
(endotoxin) và loại bỏ lần nữa protein và acid nucleic còn lại trong mẫu kháng
nguyên Vi PS.
- Nguyên tắc: Trong thành phần LPS có lipid, sử
dụng CaCl2.2H2O liên kết các thành phần này với nhau, ly tâm tốc độ cao
thì loại bỏ LPS cùng protein và acid nucleic còn lại trong mẫu kháng nguyên Vi
PS.
- Tiến hành: Thu kháng
nguyên Vi PS bằng tủa với ethanol 99,99% đến nồng độ ethanol 75% và ly tâm
4.000 g ở 4oC trong 1 giờ lấy cặn, bỏ nước nổi. Hoàn nguyên mẫu kháng nguyên Vi
PS trong CaCl2.2H2O 0,01 M.
6. Ly tâm
Sau khi kết tủa bằng cồn, tiến
hành khuấy tan và ly tâm 136.000 g ở 10oC trong 3 giờ để thu nước nổi có kháng
nguyên Vi PS.
Mẫu được thẩm tích bằng túi
celophan trong nước cất ở 4oC trong 72 giờ. Đông khô kháng nguyên Vi PS.
Kiểm tra chất lượng kháng
nguyên Vi PS.
Stt
|
Kiểm tra
|
Phương pháp
|
Tiêu chuẩn
|
1
|
Hàm lượng protein
|
Lowry
|
≤ 10 mg/g of Vi PS
|
2
|
Hàm lượng acid nucleic
|
Phương pháp đo quang
|
≤
20 mg/g of Vi PS
|
3
|
Hàm lượng O-acetyl
|
Hestrin
|
≥ 2 mmol /g of Vi PS
|
4
|
Kích thước phân tử
|
Sắc ký rây phân tử
|
Có ≥ 50% Vi PS thoát ra
trước khi Kd = 0,25
|
5
|
Nhận dạng
|
ouchterlony
|
Tạo cung kết tủa đặc hiệu
giữa kháng nguyên Vi PS
và kháng thể Vi
|
7. Đông khô
Sau khi thu Vi PS tinh, tiến
hành đông khô để bảo quản.
I.
Vắc xin Thương hàn Vi PS
Pha vắc xin theo công thức:
Thành phần 1 liều/0,5 ml vắc
xin Thương hàn Vi PS
-
Kháng
nguyên Vi polysaccharide tinh khiết 0,025 mg
-
Phenol tối
đa 1,25 mg
-
NaCl 4,15 mg
-
Na2HPO4 0,0515
mg
-
NaH2PO4.
2H2O 0,023 mg
pH = 7,0 ± 0,5
Pha kháng nguyên Vi PS trong
dung dịch đệm đẳng trương thành vắc xin Thương
hàn Vi PS. Lọc vô trùng qua lọc Cartridge (0,2 µm) và phân
vào thùng chứa bằng inox. Lấy mẫu kiểm tra bán thành phẩm Thương hàn Vi PS.
- Vắc xin được đóng lọ 1 ml
vắc xin chứa 2 liều và 10 ml vắc xin chứa 20 liều.
- Sau khi kiểm tra vật lý đạt
yêu cầu, lọ vắc xin được dán nhãn gồm các thông tin:
Số lượng, lô số, hạn dùng,
màu sắc, số đăng ký đúng mẫu đã đăng ký.
- Đóng hộp: Mỗi hộp đóng 10 lọ cùng với giấy hướng dẫn sử dụng và dán nhãn niêm phong bên ngoài. Hộp vắc
xin được bảo quản tại kho lạnh 2 – 8oC.
- Lấy mẫu: Số lượng mẫu theo
quy định kiểm tra chất lượng vắc xin.
- Sau khi có giấy cho phép sử dụng, vắc xin sẽ
được nhập vào kho thành phẩm và được xuất xưởng đưa vào sử dụng.
Tiêu chuẩn vacxin thương hàn
Vi
Stt
|
Kiểm tra
|
Phương pháp
|
Tiêu chuẩn
|
1
|
Vật lý
|
Soi trực tiếp
|
Dung dịch không màu, trong suốt, không lẫn chất lạ khó
hòa tan
|
2
|
pH
|
Đo bằng máy pH
|
7,0 ± 0,5
|
3
|
Hàm lượng
O – acetyl
|
Hestrin
|
0,085 ± 25% µmol
/liều (0,064 –0,106 µmol /liều)
|
4
|
Hàm lượng Vi
|
Điện di miễn dịch
|
25 ± 30%
µg/liều (17,5 –
32,5 µg/liều)
|
5
|
Hàm lượng
phenol
|
Grifol và King Kind
|
≤ 1,25 mg/liều
|
6
|
Vô trùng
|
Cấy trực tiếp
|
Không có sự phát triển của vi sinh vật trong môi trường
nuôi cấy
|
7
|
Nhận dạng
|
Ouchterlony
|
Tạo kết tủa
đặc hiệu giữa
kháng nguyên Vi PS và kháng thể Vi
|
8
|
An toàn
|
Tiêm 0,5 ml vắc xin
cho mỗi chuột
nhắt
(5 chuột nhắt)
và
0,5 ml vắc
xin cho
mỗi
chuột lang (2
chuột lang)
|
Chuột khỏe
mạnh, lên cân
sau 7 ngày theo
dõi. Không có chuột chết.
|
9
|
Chí nhiệt tố
|
Tiêm tĩnh mạch thỏ
0,025 µg kháng
nguyên Vi PS/ml/kg
thỏ
|
Vắc xin không
được có chất
gây sốt
|
Tổng kết
Vaccine thương hàn ra dời đã giúp cứu chữa
rất nhiều người bệnh Như với bất cứ loại thuốc nào, vắc-xin có thể gây ra các vấn
đề nghiêm trọng, chẳng hạn như phản ứng dị ứng nặng. Nhưng khả năng rủi ro vắc-xin
bệnh thương hàn gây ra tổn hại, hoặc tử vong là cực kỳ nhỏ. Các vấn đề nghiêm
trọng từ việc dùng hai dạng vắc-xin đều rất hiếm gặp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét