Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Vaccine viêm gan B và cách điều trị

1.     Viêm gan B
Viêm gan B (còn gọi là viêm gan vi rút B hay viêm gan siêu vi B) là tình trạng sưng tấy hoặc hoại tử tế bào gan cấp hoặc mạn tính, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan.
Vi rút viêm gan B tồn tại trong máu và dịch thể, có thể lây theo 3 đường:
Từ mẹ sang con khi sinh, qua đường máu, và qua quan hệ tình dục không an toàn.
Lây từ mẹ sang con
Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con trong lúc sinh. Đây là đường lây truyền phổ biến nhất tại Việt nam và là nguyên nhân gây viêm gan B thường gặp nhất. Nhiều phụ nữ mang thai không biết mình bị viêm gan B do không có triệu chứng và không được xét nghiệm.
Lây qua đường máu
Viêm gan B có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với máu nhiễm vi rút.
Ví dụ:
•  Tiếp xúc trực tiếp giữa các vết thương
•  Dùng chung dao cạo hoặc bằng chải đánh răng đã có nhiễm máu
•  Tái sử dụng bơm kim tiêm hoặc dụng cụ y tế
•  Truyền máu không an toàn
Lây qua quan hệ tình dục
Viêm gan B có thể lây qua quan hệ tình dục không dùng bao cao su. Mặc dù dùng bao cao su có thể giảm nguy cơ truyền viêm gan B, cách tốt nhất để phòng bệnh viêm gan B vẫn là tiêm phòng.
Viêm gan b cấp tính
·                     Bệnh viêm gan B cấp tính là khi vi rút viêm gan B chỉ tồn tại trong cơ thể người một thời gian ngắn dưới 6 tháng và đặc biệt là có thể chữa trị được dứt điểm. 
·                     Các triệu chứng của viêm gan B cấp tính thường không rõ nét. Người bệnh thường có triệu chứng: biếng ăn, mệt mỏi do suy giảm chức năng gan và hệ tiêu hóa … Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như sốt, nôn mửa, cảm cúm và đau nhức ở gan, có thể bị nhức khớp.
Viêm gan B mãn tính
·                     Khác với bệnh viêm gan B cấp tính, viêm gan B mãn tính là khi vi rút viêm gan B tồn tại trong cơ thể người hơn 6 tháng. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân viêm gan B mạn tính lại không có triệu chứng gì đặc biệt hoặc nếu có cũng rất mơ hồ vì thế mà người bệnh không biết. Tuy nhiên, nếu người bệnh để ý một chút những thay đổi nhỏ của cơ thể thì hoàn toàn có thể phát hiện bệnh sớm.
·                     Chức năng gan suy giảm: Vi rút viêm gan B tấn công làm các tế bào gan sẽ bị tổn thương dẫn đến chức năng gan suy giảm. 
·                     Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Người bệnh viêm gan B mạn tính có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy… 
·                     Biểu hiện ngoài da: Vàng da, vàng mắt… là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm gan B mạn tính. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã ở giai đoạn vàng da, vàng mắt rồi thì bệnh tình đã tương đối nặng, người bệnh cần phải điều trị ngay nếu không sẽ có những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

2. Tình hình viêm gan b

Thế giới
 Viêm gan virus B được cộng đồng y tế thế giới rất quan tâm. Những giám sát dịch tế học đã phát hiện có khoảng 2 tỷ người bị nhễm virus viêm gan B trong đó có khoảng 350 triệu người mạn tính(5-10% người lớn và 70-90% trẻ em) và khoảng 2 triệu người chết hàng năm( do sơ gan và ung thư gan nguyên phát) gây ra bởi virus viêm gan B (80% các ung thư ở Châu Á và Châu Phi). Cứ 122 triệu trẻ em sinh ra hàng năm ở những nước này thì có 1,3 triệu trẻ em bị chết do bệnh viêm gan B gây ra (999.000 ở Châu Á và 230.000 ở Châu Phi).
Trên toàn thế giới có khoảng 500 triệu trẻ em bị nhiễm HBV, 7,15 sẽ chết do các hậu quả của nhiễm trùng này khi đến tuổi trưởng thành 90% trẻ em sinh ra từ các bà mẹ mang virus mạn tính cũng sẽ trở thành người nhiễm virus này.
Việt Nam:
 Việt Nam hiện đứng thứ 2 trong khu vực Tây Thái Bình Dương về số lượng người nhiễm viêm gan B, chỉ sau Trung Quốc. Đó là nhận định được ghi lại tại hội thảo về phòng chống bệnh viêm gan virus diễn ra tại Hà Nội ngày 29/8/2016.
Theo TS. Trần Đại Quang, đại diện Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho hay, hiện nay nước ta có khoảng 9 triệu người mắc viêm gan B (chiếm khoảng 6% - 20% dân số) thuộc nhóm cao nhất khu vực Tây Thái Bình Dương, cao gấp 40 lần số người nhiễm HIV. Cũng theo ước tính từ Bộ Y tế, đến năm 2020 sẽ có 8 triệu người Việt nhiễm virus viêm gan B mạn tính.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viêm gan do virus là nguyên nhân thứ 7 gây tử vong trên toàn cầu. Bộ Y tế khuyến cáo, viêm gan virus đứng thứ ba trong số nguyên nhân gây tử vong ở nước ta, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là viêm gan siêu vi B.
VN nằm trong khu vực có nguy cơ cao về HBV. Tỷ lệ người mang HBV trung bình là 15-25%. Thống kê về tỷ lệ nhiễm HBV theo khu vực cho thấy tại tp HCM là 11,3%, Khánh Hòa 15.48%, Vĩnh Phú là 23,2%, Hà Bắc là 15,5%, Lâm Đồng là 16,74%.
Trong chiến lược phòng chống viêm gan của Việt Nam, công cụ quan trọng đầu tiên là dự phòng bằng văcxin viêm gan B sớm và đúng quy định. Để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi nhiễm virus viêm gan B xuống dưới 1% vào năm 2017, phải có 90% trẻ được tiêm mũi sơ sinh và trên 95% trẻ được tiêm 3 mũi văcxin ngừa bệnh.
3. Cấu tạo virus viêm gan B
a.                 Đặc điểm, hình thái, cấu trúc
Virus viêm gan B thuộc:
Bộ: Unassigned
Họ: Hepadnaviridae
Chi: Orthohepadnavirus
Loài: Hepatitis B virus
 Hình thái.
Trong huyết thanh của bệnh nhân ở giai đoạn nhân đôi của virus, người ta có thể tìm thấy 3 kiểu cấu trúc:
-               Hạt Dane hay virion hoàn chỉnh có đường kính 42 nm, gồm 3 lớp:
+ Vỏ ngoài dày 7 nm, cấu tạo bởi 3 chuỗi polypeptid. Chuỗi có kích thước ngắn nhất là kháng nguyên bề mặt HBsAg.
+Vỏ capsit được cấu tạo bởi 2 chuỗi polypeptid:
Chuỗi polypeptid lõi ngắn là kháng nguyên lõi của virus, được gọi là HBcAg.
Chuỗi polypeptid dài có trọng lượng phân tử 25 kDa, được gọi là polypeptid trước lõi. Cấu trúc gồm 1 polypeptid ngắn cọng với 1 peptid đơn, được gọi là HBeAg.

-               Các cấu trúc hình cầu và hình ống. hầu hết các hạt HBs có hình cầu, đường kính khoảng 17 – 25nm, chiếm số lượng lên đến 1013/ml. ngoài ra còn có các hạt hình ống, có đường kính 20nm với chiều dài rất thay đổi, chiếm một lượng ít hơn vào khoảng 1011/ml hoặc 1µg/ml. ngược lại trong huyết thanh của những người có nồng độ virus thấp, chỉ chứa khoảng 1012/ml các hạt HBs hình cầu và một vài hoặc không có hạt hình ống. hai cấu trúc này chính là phần kháng nguyên bề mặt của virus được sản xuất dư thừa tại bào tương của tế bào gan, cho nên chúng cũng mang những đặc tính như HBsAg. Tuy nhiên chúng không chứa HBV DNA nên không có tính lây nhiễm.
                                            Hình: cấu trúc virus HBV
-               Cấu trúc bộ gen HBV
Bộ gen virus viêm gan B là một phân tử DNA dạng vòng có khoảng 3.200 nucleotide. Đây là một chuỗ xoắn kép không hoàn toàn gồm 2 chuỗi đơn có chiều dài khác nhau:
+ chuỗi dài nằm ngoài, có cực tính âm(-), tạo nên một vòng tròn liên tục với chiều dài cố định là 3,2kb. Chuỗi gen này mã hóa cho tất cả các thông tin di truyền của virus.
+ chuỗi ngắn nằm trong, có cực tính dương (+) với chiều dài thay đổi từ 50 – 100% chiều dài của bộ gen.
Bộ gen là một DNA có cấu trúc kép gồm 4 gen (còn gọi là 4 khung đọc mở) S, C, P và X. đây là các vùng mã hóa để tổng hợp các protein của virus. Quá trình đọc mã được bắt đầu từ bộ ba nucleotide AUG được gọi là codon khởi đầuvà chấm dứt bằng codon kết thúc TAG.
+ Gen S là phần protein chính của vỏ bao gồm vùng S, pre-S1 và pre-S2 mã hóa để tổng hợp các protein bề mặt hay kháng nguyên bề mặt HBsAg. Vùng S và pre-S2  có chiều dài cố định trong khi vùng pre-S1 có chiều dài thay đổi tùy theo từng phân type khác nhau.
+ Gen C là một polypeptid mang kháng nguyên HbcAg và HbeAg. Nếu quá trình đọc mã được bắt đầu từ codon AUG thứ nhất ở vị trí 1814 và đọc suốt chiều dài của đoạn gen pre-C và C sẽ tổng hợp nên HbeAg.
+ Gen P chiếm 80% chiều dài của bộ gen. Sản phẩm của nó là DNA-polymerase cần thiết cho sự nhân lên của virus vì nó tham gia vào quá trình sao chép ngược DNA mới từ RNA tiền gen.
+ Gen X có vai trò trong sự chuyển hoạt tính trong quá trình nhân đôi của virus.
                                                   Hình: cấu trúc genom HBV
Kháng nguyên của virus.                                              

-               HBsAG (hepatitis B surface Antigent)
Là một protein có tính kháng nguyên, cấu tạo nên lớp vỏ và giúp cho sự bám của virus vào tế bào gan, có sự thay đổi giữa các typ, có trọng lượng phân tử thay đổi từ 23.000 đến 29.000 dalton. Gồm 3 loại protein:
+ Protein S: chiếm đa số lượng protein bề mặt, được mã hóa bởi vùng s, gồm 226 aminoacid nối lại với nhau và quy định typ của virus.
+ Protein M (226s+55pres2): gồm 281 aminoacid, protein pre2 có tính ưa nước, không chứa cytein và nhạy cảm với protease. Giúp cho virus bám vào màng và xâm nhập vào trong nhờ cơ chế kết hợp với các thụ thể albumin Phsa có trong huyết thanh và trên thành tế bào gan.
+ Protein L (s, pre1, pre2): là protein lớn nhất của kháng nguyên bề mặt. Có vùng hoạt động nằm trên chuỗi pres1 nên có vai trò quan trọng trong việc gắn vào thụ thể và xâm nhập vào tế bào gan.
-               HbcAg
Còn gọi là kháng nguyên lõi, là KN cấu trúc của phần vỏ trong, nó không tồn tại tự do mà tập trung chủ yếu trong nhân tế bào gan bị nhiễm. trong huyết thanh HbcAg bị bao bọc bởi HBsAg nên không tìm thấy trong huyết thanh, chỉ tồn tại trong tế bào gan. Có trọng lượng phân tử từ 18.000 tới 19.000 dalton.
-               HbeAg
Có cấu trúc thay đổi ở các thứ typ. Trọng lượng phân tử từ 16.000 đến 19.000dalton. HbeAg là một KN hòa tan, sự hiện diện của nó liên quan đến tính lây nhiễm và phản ánh tình trạng đang nhân đôi của virus. KN này cũng như HBsAg có thể tìm được trong máu, huyết tương bệnh nhân.

a.     Quá trình xâm nhiễm và nhân lên của virus.
Hình: quá trình xâm nhiễm nhân lên của virus
-               Tấn công
Vượt qua hàng rào bảo vệ và hệ thống miễn dịch bằng cách tạo ra các thể có lớp vỏ hay kháng nguyên bề mặt nhưng không có genom để đánh lừa. protein vỏ tham gia và có vai trò quan trọng là M, L thông qua đoạn pre1, pre2.
-               Thâm nhập
Xâm nhập vào bào tương: sau khi tiếp xúc với thụ thể trên màng tế bào gan, lõi virus được bao bọc bởi endosome, hạt nội bao được tạo thành từ phức hợp hạt virus và màng nội bào. Sau khi xâm nhập thành công, cấu trúc nucleocapsit được giải phóng vào nhân.
Sự giải phóng genom vào trong nhân tế bào: sử dụng hệ thống vận chuyển vi ống của tế bào. Cơ chế tương tác là đầu cacboxyl của protein lõi phosphoryl hóa phần đầu tận cùng c ngoài ra còn có trình tự định vị nhân (NLS) được bao bọc để về qua lỗ nhân.
-       Phiên mã
 Genom đưa vào nhân được chuyển thành dạng vòng, sau đó DNA đóng vòng cộng hóa trị tạo cccDNA, tạo khung cho quá trình phiên mã (xảy ra trong nhân tế bào). Quá trình phiên mã được thực hiện nhờ RNA polymerase II của tế bào, tạo ra 4 đoạn RNA có kích thước khác nhau 0,9; 2,1; 2,4; 3,5kb.
Dịch mã: xảy ra ở ngoài nhân, nhờ riboxome. Sau khi tổng hợp các mRNA được đưa ra ngoài để tổng hợp các protein của virus. Đoạn mRNA 0,9kb tổng hợp protein X. Đoạn mRNA 2,4kb tổng hợp protein L. Đoạn mRNA 2,1kb tổng hợp protein M,S của kháng nguyên bề mặt HBsAg. Đoạn 3,5kb tổng hợp protein của lõi_protein C và DNA pol (protein P).
Tổng hợp genom của virus: có sự phiên mã ngược:
mRNA                          DNA(-)              DNA (+)                DNA (+-)
Lắp ráp tạo hạt virus hoàn chỉnh: protein C tạo protein lõi bao lấy bộ gen genome, lõi được bao bọc bởi lớp vỏ kháng nguyên bề mặt.
Giải phóng: hạt được đưa đến màng té bào và giải phóng theo con đường ngoại bào, thực tế không gây thương tổn tế bào gan, nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm gan B là do hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Quy trình sản xuất vaccine viêm gan B tái tổ hợp


Ngân hàng tế bào sản xuất nấm men
                    
Thạch đĩa YPD/Zeocin
                   
Nuôi cấy trong canh thang (YPD)

Nhân chủng trong nồi lên men 2lit (BMGY)

Nhân chủng trong nồi lên men 10lit (BMMY)
                   
Biến nạp trong nồi lên men 10lit
                    
Thu sinh khối (Ly tâm)
                 
Phá vỡ và ly giải tế bào
 

Ly tâm,(Loại bỏ cặn)
 

Hấp phụ bằng Aerosil
 

Phản hấp bằng borax

Siêu ly tâm trong dung dịch gradient KBr

Siêu ly tâm trong dung dịch CsCl

Siêu ly tâm rate zonal sucrose

Bất hoạt bằng Formaldehyt

Cô đặc và thẩm tích bằng pellicon Cassette

Định lượng protein

Lọc vô trùng và pha vaccine


5.2.1.  Chủng sản xuất
  Chủng sản xuất KM71- 47- 1 có nguồn gốc từ dòng tế bào nấm men pichia pastoris mã hóa tổng hợp kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg) tái tổ hợp do viện VSDTTU nghiên cứu và sản xuất.
5.2.2.  Môi trường
a.     Đệm li giải x 10
Na2HPO4.2H2O :                                                 27,82g
Na2HPO4:                                                            10,446g
EDTA:                                                                 37,21g
Tween 20:                                                            15ml
Nước cất:                                                             1L
pH= 7.0-7,5

b.     đệm potassium phosphate 1M
dung dịch 1: K2HPO4 1M:                                   26,1g trong 150ml
dung dịch 2: KH2PO4 1M:                                   122,4g trong 900ml

c.      môi trường canh than YPD
yeast extract                                                        1g
casaminoacid:                                                      2g
destrose:                                                              2g
nước cất:                                                              100ml

d.     môi trường thạch YPD/ Zeocin
yeast extract                                                        0,5g
casaminoacid                                                       1g
destrose:                                                              1g
agar:                                                                    1g
zeocin(100µg/ml) :                                               50µl
nước cất:                                                              50ml

e.      môi trường BMGY

Cho nồi lên men 2L
Cho nồi lên men  10L
Yeast extract
15g
60g
Casamino acid
30g
150g
Yeast nitro base
20,1g
80,4g
Đệm potassium phosphate 1M
150ml
600ml
glycerol
30ml
120ml
Nước cất
1500ml
6000ml

f.       BMMY x 10
Yeast extract:                                                      32g
Casaminoacid:                                                     64g
YNB:                                                                   42,88g
Đệm potassium phophat :                                   320ml

g.     đệm Borax 0,01ml
Na2B4O7( borax):                                                 10,061g
Sodium deoxycholate:                                         12,5g
Nước cất: 5000ml
h.     B x 500
20mg biotin hòa tan trong 100ml nước cất. lọc vô trùng

i.       NH4OH
Lọc vô trùng


5.2.2.  Cấy chủng
Từ chủng sản xuất, lấy một loop ở đầu que cấy, ria lên đĩa thạch YPD/ Zeocin. ủ 30oC/72h
5.2.3.  Nhân chủng
Chọn khuẩn lạc từ đĩa thạch và cấy môi khuẩn lạc vào 50ml môi trường YPD trong bình tam giác ( nhân chủng trong 2 bình tam giác). Lắc với tốc độ 200v/p, ở 30oC/40h. đo OD600 để kiểm tra đậm độ chủng và kiểm tra độ thuần khiết bằng nhuộm soi kính hiển vi. Ly tâm 4500v/p trong 10p, thu cặn. cặn được hòa tan trong 30ml môi trường BMYG rồi cấy chuyền vào nồi lên men 2L với thể tích môi trường là 1500ml. khuấy với tốc độ 300v/p ở 30oC/48h. kiểm tra quá trình nhân lên bằng cách đo OD600 sau 24h và sau mỗi 2 giờ ở ngày thứ 2. Kiểm tra độ thuần khiết bằng nhuộm soi kính hiển vi. Tiếp tục nhân chủng lên trong nồi lên men 10L với thể tích môi trường BMGY 600ml bằng cách chuyển từ nồi lên men 2L sang. Khuấy với tốc độ 300v/p, ủ ở 30oC/30h. kiểm tra độ thuần khiết và đo OD600 để theo dõi quá trình nhân lên. Điều chỉnh pH= 6,5 bằng NH4OH sau 7h nuôi cấy.
5.2.4.  Biến nạp nội bào:
Sử dụng Methanol là nguồn cacbon để biến nạp nôi bào. Thêm 80ml môi trường BMMY x10 và 16ml B x500 vào nồi lên men 10L. cứ sau 6h bổ sung 80ml Methanol 50% và sau 24h bổ sung 80ml môi trường BMMY x10 với 16ml B x500. Luôn luôn giữ pH= 6,5 – 7 bằng NH4OH và DO=30%. Liên tục khuấy với tốc độ 300v/p, ủ ở 30oC/72h. đo OD600 theo dõi quá trình nhân lên và biến nạp ở sau mỗi 6h.
5.2.5.  Thu tế bào:
Trước khi thu, đo OD600 và nhuộm soi kính hiển vi để kiểm tra độ thuần khiết. ly tâm 4500v/p ở 4oC/10p. loại bỏ dịch nổi. rửa cặn 4 lần bằng dung dịch đệm ly giải. cân trọng lượng cặn và bảo quản ở -70oC.
5.2.6.  Tách chiết HBsAg
a.     Phá vỡ tế bào
Tế bào nấm men được phá vỡ bằng bi thủy tinh và đệm ly giải. tốc độ khuấy nghiền là 10000v/p, ở 4oC/10p. nghỉ 10p giữa mỗi lần phá vỡ. nhuộm soi kính để kiểm tra tế bào vỡ.
b.     Rửa tế bào và cô đặc
Rửa bi thủy tinh và tách HBsAg ra khỏi màng tế bào bằng đệm ly giải. rửa cặn và ly tâm nhiều lần, 4500v/p, ở 4oC/30p, thu dịch nổi. kiểm tra dịch nổi bằng ELISA đến khi không còn HBsAg thì thôi. Chú ý luôn luôn giữ lạnh. Cô dặc nước nổi bằng phương pháp siêu lọc Milipore Minitan với màng lọc Pellicon cassette M.W.100000.
c.      Tách hạt HBsAg
Dùng phương pháp siêu âm với chu kỳ 0,3 v/giây, công suất 200, trong 5p để tách hạt HBsAg.
5.2.7.  Tinh chế HBsAg
a.     Hấp phụ Aerosil
Tỷ lệ giữa chất hấp phụ Aerosil 380 và mẫu là 40 g/1000ml. rửa Aerosil bằng nước cất ( 2 lần ). Cho mẫu từ từ vào gel, khuấy nhẹ nhàng cho tan đều. Ủ, lắc nhẹ 120v/p ở 37oC/4h. ly tâm 4500v/p ở 20oC/15p, loại bỏ dịch nổi. rửa gel bằng nước muối sinh lý nhiều lần cho đến khi đo OD280<= 0,4.
b.     Phản hấp
Dùng đệm Borax 0,01M để Phải hấp HBsAg ra khỏi gel Aerosil.Phản hấp 4 lần ,mỗi lần ở điều kiện 56c -3 giờ ,lắc nhẹ 120 v/p.Ly tâm 4500v/p -20oC -15 phút sau mõi lần phản hấp .Kiểm tra HBsAg trong nước nổi ở lần phản hấp cuối cùng .Tổng thể nước được cô đặc bằng Pellicon cassette.

c.      Tách hạt HBsAg
  Dùng phương pháp siêu âm với chu kỳ 0,3 vòng /giây ,công suất 200,thời gian 5 phút để tách hạt HBsAg.
5.2.8.  tinh chế
      HBsAg được tinh khiết bằng 2 lần siêu ly tâm phân vùng trong dịch KBr gradient ( 1,3 và 1,32 g/cm3) với tốc độ 25000 v/p ở 20oC/ 24h, 1 lần trong dung dịch CsCl ( 1.3 và 1,32g/cm3) với tốc độ 25000v/p ở 10oC/19h và 1 lần trong dung dịch gradient sucrose ( 10, 20, 30, 40%) với tốc dộ 25000 v/p ở 10oC/19h. các phân đoạn được kiểm tra HBsAg bằng phản ứng ELISA với quy trình ủ ngắn 30’-30’-15’. Các phân đoạn dương tính cao được thu thập trong lần siêu ly tâm cuối cùng.
5.2.9.  Bất hoạt virus
Bất hoạt bằng Formaldehyt 1/2000 ở 37oC trong 96h.
Pha chế vaccine
-         Cô đặc bằng Amicon cassette.
-         Lấy mẫu để kiểm tra độ tinh sạch kháng nguyên bằng điện di trên gel Polyacrylamid, PCR và hình ảnh kính hiển vi điện tử.
-         Định lượng HBsAg bằng phương pháp đo mật độ quang và ELISA.
-         Định lượng protein bằng phương pháp Lowry
-         Pha chế vaccine: caccine viêm gan B có hàm lượng HBsAg = 20µg/ml, được hấp phụ lên gel Al(OH)3
HBsAg tinh khiết được pha loãng trong dung dịch đệm có chứa NaCl và CH3COONa). Lọc vô trùng qua màng lọc 0,22µm. thêm chất hấp phụ Al(OH)3 đến nồng độ cuối = 300 µg/ml. hàm lượng HBsAg cuối cùng trong vaccine là 20µg/ml. Merthiolat là chất bảo quản với hàm lượng là 0,005%.
Lắc đều các lọ vaccine trong vòng 1 tuần, mỗi ngày 2 lần.
-         Đóng lọ, dán nhãn và đóng gói.
Cách sử dụng vaccine viêm gan b
-         Các vấn đề khác có thể xảy ra sau khi tiêm vắc-xin này:
·        Đôi khi có người ngất xỉu sau khi thực hiện một thủ thuật y tế, bao gồm cả chủng ngừa. Ngồi hoặc nằm xuống trong khoảng 15 phút có thể giúp tránh ngất xỉu và bị thương do ngã. Hãy cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị biết nếu quý vị cảm thấy chóng mặt hay hoa mắt hoặc ù tai.
·        Một số người gặp phải cơn đau vai có thể nặng và kéo dài hơn so với cơn đau nhức thường gặp sau khi tiêm. Điều này rất hiếm khi xảy ra.
·        Bất kỳ loại thuốc nào đều có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Những phản ứng như vậy sau khi tiêm vắc-xin là rất hiếm gặp, ước tính vào khoảng 1 trong một triệu liều và sẽ xảy ra sau một vài phút đến một vài giờ sau khi chủng ngừa. Giống như bất kỳ loại thuốc nào, có một nguy cơ rất nhỏ là vắc-xin có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong. Tính an toàn của vắc-xin luôn luôn được giám sát.
1.     Cách sử dụng:
-         Không được tiêm vắc xin cho người đang sốt cao và một chứng bệnh nặng nào đó hoặc những người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
-         Đường tiêm: Nên tiêm vắc-xin tại vùng bắp sâu cơ (delta) hoặc ở mặt trước cạnh đùi ở trẻ em mới sinh.
-         Không được tiêm vào tĩnh mạch và các vùng khác.
-         Ở các bệnh nhân có suy giảm hệ miễn dịch nên sử dụng liều cao hơn (thường gấp đôi liều sử dụng cho người lớn)
2.     Bảo quản
-         Lắc kỹ lọ vắc-xin trước khi dùng: Bình thường vắc-xin có màu trắng đục, để một thời gian có thể có lắng cặn giống như cát mịn ở đáy ống. Vì vậy, trước khi lấy vắc xin vào ống tiêm cần lắc kỹ ống thuốc để vắc xin tan hoàn toàn. Nếu hỏng do đông đá hoặc nhiệt độ cao, vắc-xin có thể không tan và cần được loại bỏ.
-         Vắc-xin viêm gan B phải được bảo quản đúng cách trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2-8˚, không được để đông đá. Cần kiểm tra nhãn chỉ thị nhiệt trên ống vắc xin để đảm bảo vắc xin không bị hỏng do đông đá hoặc nhiệt độ cao.
-         Cần bảo quản vắc-xin riêng biệt khỏi các loại thuốc khác.
3.     Liều dùng
-         Loại vắc xin và lịch tiêm phòng:
·        Loại 20 µg/ml dùng trong chương trình CTTCMRQG.
2 liều trẻ em/lọ 1ml vắcxin có chứa 20 µg HBsAg
1 liều trẻ em : 0.5ml
Tiêm miễn phí cho trẻem trong CTTCMRQG.
Mũi tiêm1          : Tháng 0
Mũi tiêm2          : Tháng 2
Mũi tiêm3          : Tháng 4
Mũi tiêm nhắc lại : Sau1 năm
·        Loại 20µg/ml dùng cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng.
Mũi tiêm 1 : Tháng 0
Mũi tiêm 2 : Tháng 1
Mũi tiêm 3 : Tháng 6
Nhắc lại: Sau 5 năm
-         1 ml - 20 µg cho ngườilớn
-         0,5 ml - 10 µg cho trẻ em (< 10 tuổi)
4.     Chỉ định
-         Nhóm người khỏe mạnh có nguy cơ cao.
·        Nhân viên y tế (Bác sỹ, nha sỹ,phẫu thuật,y tá, hộ lý...)
·        Nhân viên bệnh viện thường xuyên phải tiếp xúc với máu.
·        Nhân viên phòng thí nghiệm.
·        Gia đình tiếp xúc với người mang virút viêm gan B, đặc biệt là những cháu bé sinh ra từ những người mẹ mang HbsAg và HBeAg.
-         Nhóm bệnh nhân:
·        Bệnh nhân thường xuyên phải truyềnmáucó thể bị nhiễm virút viêm gan B.
·        Bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
·        Bệnh nhân viêm thận mãn tính hoặcphải điều trị ở các đơn vị thấm tích máu.
-         Các nhóm khác:
·        Nhân viên hành chính, bộ đội, tù nhân,giúp việc trong các gia đình...
·        Những người đồng tính luyến ái hoặc tiêm chích ma túy.
·        Dân cư và những người du lịch vào những vùng có tỷ lệ mắc cao như Địa Trung Hải, Trung Âu, Nam Mỹ, Châu Phi và các nước Châu Á.
5.     Chống chỉ định
-         Không có chống chỉ định,vắc xin có thể tiêm phòng cho tất cảcác đối tượng mà không gây hại gì, bao gồm các phụ nữ có thai (khuyến cáo không nên tiêm trong 3 tháng đầu), trẻ sơ sinh, bệnh nhân nhiễm virút viêm gan B hoặc người mang HBsAg, những người có anti –HBc dương tính hoặc anti – HBs dưong tính và những người bị suy giảm miễn dịch. Nên hoãn tiêm khi trẻ đang mắc các căn bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc bệnh đang tiến triển.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét